Nhịp cầu doanh nghiệp

Hàng online mua dễ nhưng khó khiếu nại

Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam cho rằng họ có nhiều biện pháp để đảm bảo quyền lợi của người mua khi mua sắm online, tuy nhiên ý kiến từ Cục Cạnh tranh Bảo vệ người tiêu dùng cho thấy, các sàn tiếp nhận, xử lý khiếu nại rất chậm.

Tại hội thảo trực tuyến "Bảo vệ người tiêu dùng (NTD), trước một thực tế xu hướng mua sắm trực tuyến ngày tăng, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19" tổ chức ngày 11/6, đại diện một số sàn TMĐT như Shopee, Sendo đều khẳng định , họ đều có rất nhiều biện pháp bảo vệ hỗ trợ người mua hàng, các chính sách giải quyết khiếu nại... Tuy nhiên, những dữ liệu mà ông Trịnh Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) lại cho thấy một thực tế ngược lại. 

Một shop bán hàng trên Shoppe bị khách 'tố' bán ốp lưng trong khi 'săn sales 1.000 đồng' ngày 9/9 nhưng khi giao hàng là... cục đá.
Một shop bán hàng trên STMĐT S. bị khách 'tố' bán ốp lưng trong khi 'săn sales 1.000 đồng' ngày 9/9 nhưng khi giao hàng là... cục đá

Theo thống kê của Cục, trong 9 tháng đầu năm 2020 có 155 khiếu nại của NTD phản ánh, liên quan đến tranh chấp trong các giao dịch TMĐT. Tập chung chính vào việc khi đặt hàng nhưng khi nhận hàng không đúng hoặc bị lừa khi mua hàng như không đặt hàng nhưng nhận được hàng.  

"Khi NTD gửi khiếu nại, phản ánh đến các sàn TMĐT nhưng hầu như các sàn giải quyết, xử lý rất chậm", ông Tuấn cung cấp.

Bà Johanna Croser – Giám đốc Bộ phận Thực thi Pháp luật Uỷ Ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC) chia sẻ thực tế mua sắm tại Úc có nhiều vấn đề phát sinh ở thị trường trực tuyến. Rất nhiều vụ việc sẽ được tổ chức thành các phiên xét xử về các hành vi gây hại đến NTD như các trang web so sánh thông tin không đúng sự thật, thu thập trái phép dữ liệu của NTD… Nhằm đảm bảo quyền lợi của NTD, ACCC luôn tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan, NTD... điều tra các hình thức phát sinh từ mua sắm trực tuyến gây hại đến quyền và lợi ích của NTD tại quốc gia này.

Theo ông Trịnh Anh Tuấn, khi mua sắm trên các sàn TMĐT,  NTD cần lưu ý đến quyền lợi của mình như quyền được cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về gian hàng và sản phẩm; được lựa chọn và quyết định tham gia hoặc không tham gia thực hiện giao dịch; được đóng góp ý kiến và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hoá không đúng như các nội dung được công bố hoặc cam kết; được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình.

"Khi nhận được các khiếu nại, yêu cầu của NTD, Cục sẽ liên hệ với các sàn TMĐT để giải quyết các khiếu nại. Có văn bản gửi đến tất cả các sàn TMĐT đề nghị làm rõ nội dung phản ảnh của NTD. Đồng thời, cung cấp các đầu mối, công bố công khai quy trình tiếp nhận khiếu nại, mở rộng các kênh tiếp cận khiếu nại của NTD.

Ngoài ra, Cục cũng tiến hành rà soát tất cả các điều kiện giao dịch chung, các hợp đồng mà các sàn TMĐT hiện nay đang áp dụng với NTD, đảm bảo hợp đồng này không có các điều khoản bất lợi cho NTD, khi có tranh chấp xảy ra thì vẫn đảm bảo quyền lợi cho NTD", ông Trịnh Anh Tuấn cho biết thêm.

QUỐC THÁI
Phụ nữ TP.HCM

Ý kiến của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không hiển thị.
Thông tin bắt buộc được đánh dấu *

Cùng chuyên mục