Niềm tin nào cho Coteccons khi "đất" không còn "thổ công"?
Câu chuyện xung đột lợi ích tại thương hiệu xây dựng hàng đầu Việt Nam - Coteccons đã kết thúc không phải bằng sự thống nhất cùng ngồi bàn bạc với nhau tại ĐHCĐ thường niên 2020 mà là sự ra đi của người cầm cương Nguyễn Bá Dương cùng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt khi mới nhất, vị "tướng" cuối cùng trong bộ sậu của ông Dương là Phó Tổng Giám đốc Từ Đại Phúc cũng chính thức rút khỏi Coteccons.
Những nhân sự quan trọng đã rời đi
Sau ĐHCĐ, Ban quản trị mới của CTD đang thêm vô 2 thành viên mới là Mr. Bolat - CEO Quỹ Kustocem và Mr. Hove – CEO Quỹ The8th Pre Ltd cho giai đoạn 2017 - 2022 và miễm nhiệm 2 Thành viên HĐQT là Nguyễn Sỹ Công (đương nhiệm CEO CTD) và ông Trần Quyết Thắng.
Nhìn lại bộ máy quản trị từ HĐQT, tiểu ban chiến lược, tiểu ban lương thưởng, bộ phận nhân sự, kế toán kiểm toán đến ban điều hành, tất cả các nhân sự cốt cán gồm ông Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Sỹ Công, Trần Quang Quân, Trần Quyết Thắng, Nguyễn Quốc Hiệp, Trần Văn Chính, Phan Huy Vĩnh… đã ra đi.
Tương tự tại Unicons, ngày 17/11 Công ty đã đổi Tổng Giám đốc đồng thời là người đại diện pháp luật từ ông Lê Chí Trung sang ông Võ Hoàng Lâm.
Chưa kể, tính đến cuối tháng 9/2020, số lượng nhân sự của công ty mẹ Coteccons giảm đến 26% từ con số 1.447 người (ngày 31/12/2019) xuống còn 1.075 người, tương đương giảm gần 400 nhân sự. Đây là năm số lượng nhân sự tại công ty mẹ giảm mạnh nhất chỉ sau 9 tháng kể từ trước đến nay. Con số hợp nhất (tổng tại cái đơn vị liên quan) cũng giảm đáng kể (từ mức 2.272 người chỉ còn 1.793 người) tương đương giảm gần 500 nhân sự.
Cần nhấn mạnh, Coteccons trước đây dưới thời ông Dương được đánh giá là doanh nghiệp có chế độ phúc lợi tốt, đảm bảo giữ chân được nhân viên.
Như vậy, dưới trướng Kusto, sự giảm sút mạnh của nhân sự cấp dưới đặt câu hỏi lớn về lương thưởng, tính công bằng, chiến lược điều hành và đặc biệt là văn hoá, môi trường làm việc mới.
Bên cạnh đó, với lĩnh vực xây dựng, thách thức ở lại cho đội ngũ mới chính là tạo dựng niềm tin và đàm phán được các gói thầu mới, nếu muốn tiếp tục phát triển Coteccons trong ngành.
Đến thời điểm này, những gì phía Kusto cho thấy đến nay chỉ là lời trấn an đã rà soát lại công việc và sẽ tiếp tục đảm bảo. Trong số cái nhân sự chủ chốt mới mà Kusto tuyển dụng, phần đông là những người xuất phát từ chuyên môn tài chính. Điều này dấy lên nghi vấn Coteccons liệu có phải chỉ còn là "cái xác của người khổng lồ"?
Trên thị trường, niềm tin cũng cho thấy sự sụt giảm cùng với sự giao dịch của cổ phiếu. Từng lạc quan sau kỳ Đại hội trước bước tiến mới giữa ban điều hành cũ cùng nhóm cổ đông lớn phía Kusto, đến nay nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ bày tỏ quan điểm nắm giữ CTD chủ yếu do bất đắc dĩ, hoặc chờ đợi một "động thái" khác hơn là sự tăng trưởng cốt lõi của doanh nghiệp.
"Dậy mà đi"! |
Về Coteccosn – được mệnh danh là "người khổng lồ" ngành xây dựng, công ty hiện sở hữu tổng tài sản 14.056 tỷ đồng, chủ yếu nằm tại trang thiết bị cùng một số bất động sản.
Đáng chú ý, Coteccons hiện sở hữu một cấu trúc vốn khá chắc và không chịu áp lực vay từ bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Thay vào đó, công ty sử dụng chiến lược chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp. Chưa kể, Coteccons luôn giữ một lượng tiền mặt cực lớn. (Ghi nhận, số dư tiền mặt và tiền gửi hiện lên đến 3.800 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn đang có "của để dành" với thặng dư vốn 3.039 tỷ, lợi nhuận giữ lại hơn 400 tỷ, quỹ đầu tư phát triển 4.667 tỷ đồng).
So với các doanh nghiệp cùng ngành hiện nay, Coteccons không chỉ có cấu trúc vốn bền vững vượt trội, mà việc ghi nhận doanh thu lợi nhuận cũng chắc chắn hơn trong đó nếu một số các đối thủ chính ghi nhận doanh thu theo tiến độ, tức là ước tính doanh thu trước khi có sự nghiệm thu (minh chứng tại khoản mục phải thu theo tiến độ xây dựng hàng ngàn tỷ đồng) thì ngược lại, Coteccons không có khoản phải thu theo tiến độ mà doanh thu lợi nhuận ghi nhận tại mỗi kỳ chính là số tiền đã được nghiệm thu trên dự án, hiểu nôm na khách hàng đã đồng ý và chắc chắn sẽ chi trả cho doanh nghiệp thầu.
Về tình hình hoạt động, kết thúc quý III/2020, Coteccons ghi nhận doanh thu tiếp tục giảm về mức 2.807 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí, công ty đạt gần 89 tỷ lợi nhuận sau thuế, giảm gần nửa so với quý III/2019.
Luỹ kế 9 tháng, Coteccons đạt 10.332 tỷ doanh thu; lợi nhuận sau thuế đạt 369 tỷ đồng. So với kế hoạch đề ra là 16.000 tỷ doanh thu và 600 tỷ lợi nhuận trước thuế, 9 tháng CTD lần lượt thực hiện được 64,5% và 78% chỉ tiêu đề ra.
Nhận định về CTD, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC dự báo kết quả kinh doanh của CTD năm 2020 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế ước đạt lần lượt là 16.846 tỷ đồng (-29% YoY) và 611 tỷ đồng (-14% YoY), tương đương EPS fw là 7.432 đồng/cổ phiếu - PE fw = 10x; BVPS fw=118,629 đồng/cổ phiếu – PB fw= 0,63x.
Giả định: Giá trị hợp đồng ký mới năm 2020 là 13.365 tỷ đồng (-40% YoY) và giá trị hợp đồng chuyển tiếp 2020 là 17.413 tỷ đồng (-20% YoY), biên lợi nhuận gộp của mảng xây dựng CTD sẽ ở mức thấp là 4,4 - 4,8% do việc cạnh tranh gay gắc trong ngành xây dựng.
Theo đó, Chứng khoán BSC kỳ vọng tình hình ngành bất động sản và xây dựng dân dụng sẽ phục hồi lại vào năm 2021 nhờ sửa đổi pháp lý và tháo gỡ phê quyệt dự án trong năm sau cũng như việc đồng lòng của các cổ đông lớn sẽ tạo động lực tăng trưởng mới cho CTD.
Nhìn chung, tương lai Coteccons sẽ như thế nào dưới trướng Kusto vẫn còn là điều bỏ ngỏ. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vai trò Kusto trong lần phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược lần 2 vào năm 2012 của Coteccons. Giữa thời điểm kinh tế khó khăn, thị trường chứng khoán sụt giảm, Coteccons tự hào cho biết đã thành công trong việc đàm phán, ký hợp đồng hợp tác chiến lược với Kusto từ đó đảm bảo được dòng tiền và làm nền tảng cho đà tăng trưởng sau này.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CTD đã tăng khá (khoảng 7.000 đồng về thị giá) trong vòng 1 tháng trở lại đây (chốt phiên ngày 24/11 tại mức 62.900 đồng) và tăng 10.000 đồng nếu so với mức giá đầu năm. Tuy nhiên, mã này đã giảm mạnh kể từ đỉnh cũ ngày 17/7 (đạt 84.600 đồng) đồng. |
Ý kiến của bạn