“Vũ khí” cạnh tranh của các công ty chứng khoán thời đại mới

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, quyền Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, các công ty chứng khoán có xu hướng đầu tư mạnh về hạ tầng công nghệ, nhưng lợi thế cạnh tranh cốt lõi vẫn nằm ở con người và tính linh hoạt của hệ thống.
Trong Ðề án Tái cấu trúc TTCK Việt Nam, mục tiêu Thủ tướng yêu cầu tăng số lượng nhà đầu tư lên 3% dân số, tương đương gần 3 triệu tài khoản đến năm 2020 và nâng lên 5% đến năm 2025. Ông đánh giá như thế nào về khả năng hoàn thành mục tiêu này?

Thứ hai, cùng với sự phát triển của các ứng dụng công nghệ, thị trường chứng khoán trở nên dễ tiếp cận hơn, đặc biệt là đối với lớp nhà đầu tư trẻ ngày nay, những người có kiến thức và ý thức đầu tư từ rất sớm.
Thứ ba, sản phẩm trên thị trường chứng khoán ngày càng đa dạng hơn, phục vụ cho nhiều mục đích đầu tư như sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai chỉ số VN30, chứng chỉ quỹ và đến năm 2025 sẽ từng bước triển khai sản phẩm quyền chọn và hợp đồng tương lai trên cổ phiếu.
Yếu tố cuối cùng là chất lượng đội ngũ nhân lực ngành chứng khoán ngày một nâng cao, cùng với sự minh bạch thông tin ngày càng cải thiện sẽ tăng cường niềm tin cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường.
Theo Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), tính đến cuối tháng 6, có gần 2,5 triệu tài khoản chứng khoán trong nước đang giao dịch, tăng 7,1% so với cuối năm 2019.
Ðặc biệt, trong giai đoạn đầu năm, có 131.763 tài khoản được mở mới, trong đó 99% là các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Con số này tương đương với khoảng 2,6% dân số, rất gần với mục tiêu 3% mà Chính phủ đưa ra.
Trên thực tế, số lượng tài khoản tăng không quan trọng bằng việc tài khoản active. Việc cho phép vừa mua vừa bán chứng khoán trong ngày (T+0) được xem là một giải pháp tối ưu trong việc “cởi trói” thanh khoản cho thị trường, nhưng qua nhiều năm vẫn chưa triển khai được. Là một thành viên thị trường, theo ông, việc triển khai cơ chế này đang bị vướng mắc ở đâu?
Tôi cho rằng việc thực hiện mua bán chứng khoán trong ngày là một lộ trình rất dài và nhiều khó khăn. Các thị trường chung quanh Việt Nam cũng phải mất rất nhiều thời gian để rút ngắn quy trình từ T+3 xuống T+2.
Ðơn cử, thị trường lớn như Nhật Bản cũng phải mất nhiều thời gian bắt đầu áp dụng T+2 từ tháng 7/2019. Hay Thái Lan cũng trải qua hàng chục năm áp dụng T+3 trước khi thực hiện T+2 từ tháng 3/2018.
Vấn đề đáng quan tâm của việc áp dụng cơ chế mua - bán T0 là khả năng quản lý rủi ro của các thành viên tham gia thị trường. Trong đó, rủi ro mất khả năng thanh toán là một trong những điểm đáng chú ý và cần tập trung.
Tôi cho rằng, các công ty chứng khoán cần phải nguồn lực xây dựng quy trình quản lý rủi ro một cách nghiêm túc, chặt chẽ để có thể vận hành trơn tru cơ chế T0.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các công ty chứng khoán đầu tư chiều sâu cho công nghệ giao dịch, thậm chí hướng tới mô hình robot thay nhân viên. Nhưng theo ông, đâu mới là “vũ khí” cạnh tranh thời đại mới của các công ty chứng khoán?
Hiện nay, các công ty chứng khoán có xu hướng đầu tư khá mạnh mẽ về hạ tầng công nghệ nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống cũng như tăng cường khả năng tiếp cận với khách hàng. Tuy nhiên, tôi cho rằng, công ty chứng khoán cần duy trì những lợi thế cạnh tranh như sau:
Thứ nhất là tính linh hoạt của hệ thống công nghệ. Ði cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, sản phẩm đầu tư sẽ ngày càng trở nên đa dạng. Do đó, hệ thống cần phải linh hoạt và sẵn sàng để tích hợp thêm các sản phẩm mới, đón đầu xu hướng xu đầu tư.
Thứ hai là sự chuyên nghiệp và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ. Cùng với sự phát triển của thị trường, các nhà đầu tư cả tổ chức và cá nhân đã tích lũy nhiều kinh nghiệm và kiến thức.
Do đó, đội ngũ cán bộ cần phải luôn luôn nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng và năng lực phục vụ, cũng như trao dồi đạo đức nghề nghiệp để phục vụ cho nhu cầu đầu tư ngày càng cao của khách hàng.
Ý kiến của bạn