Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore... làm gì để khống chế việc ảo giá bất động sản?

Trước tình trạng "ảo giá" bất động sản, các nhà băng lớn tại Trung Quốc đã được yêu cầu hạn chế tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó, Singapore lại tăng thuế khi sở hữu bất động sản thứ 2 trở lên vào hồi cuối năm ngoái.
Cơn sốt địa ốc châu Á
Thượng Hải là một trong nhiều thành phố châu Á đang chứng kiến "cơn sốt" bất động sản bất chấp nền kinh tế toàn cầu đi xuống do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Ở một số thành phố, sức tăng quá nóng khiến các chính phủ phải lên tiếng cảnh báo nguy cơ xảy ra bong bóng địa ốc.
Theo hãng tư vấn Knight Frank của Anh, Seoul, Singapore, Tokyo, Thượng Hải và Đài Bắc - các trung tâm kinh doanh của khu vực, chứng kiến giá nhà tăng vọt trong năm qua, bất chấp sự sụt giảm trong tiêu dùng nói chung.
Dữ liệu của Knight Frank cho thấy, giá bất động sản tại Seoul tăng mạnh nhất châu Á khi tăng tới 22,3% trong giai đoạn từ cuối năm 2019 và 2020. Đây được cho là kết quả của việc chính phủ Hàn Quốc đưa ra các quy định mới đối với thị trường cho thuê bất động sản, từ đó thúc đẩy nhu cầu mua nhà.

Chỉ số giá nhà tại Hàn Quốc.
Với lãi suất thấp, người thuê nhà tại thủ đô Hàn Quốc đổ xô đi mua nhà. Xu hướng này càng trở nên mạnh mẽ sau khi các chủ cho thuê nhà tăng giá và tiền đặt cọc trước khi quy định mới có hiệu lực vào tháng 8/2020.
Trong khi đó, giá nhà tại Tokyo và Thượng Hải tăng lần lượt 6,5% và 4,2%. Trên toàn cầu, giá nhà ở đô thị tăng trung bình 5,6% trong năm 2020, từ mức tăng 3,2% năm 2019, theo Knight Frank.

Chỉ số giá nhà Singapore giai đoạn 2019-2021.
Đà tăng này tiếp tục kéo dài trong năm 2021. Quý 1/2021, giá căn hộ tại khu vực trung tâm Seoul tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2% so với quý trước. Giá căn hộ tại Singapore tăng 6,1% trong cùng kỳ, vượt xa mức tăng 4,4% của quý trước. Như vậy, giá nhà ở tại Singapore đã tăng liên tiếp trong 7 quý với mức tăng trưởng khoảng 20%. Quý 4/2021 cũng đánh dấu mức tăng trưởng lớn nhất kể từ quý 1/2009.
Tại Trung Quốc, bất chấp những biện pháp nhằm kiềm chế tình trạng đầu cơ bất động sản được đưa ra hồi tháng 1, giá nhà mới tại các thành phố cấp một ngày càng tăng cao do nhu cầu lớn trong khi nguồn cung suy yếu.
Trong tháng 2, giá nhà trung bình tại các thành phố này tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Các giao dịch mua bán bất động sản tại Thượng Hải cũng tăng 21% lên 9,2 triệu m2 trong năm 2020 - cao nhất kể từ năm 2016, theo Savills Research Trung Quốc.
Khống chế việc ảo giá bất động sản tại các thành phố lớn ra sao?
Trước tình hình này, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã yêu cầu các nhà băng lớn hạn chế tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm 2021, trước nguy cơ bong bóng tài chính. Các nhà lập pháp nước này cũng gia hạn một chiến dịch kiềm chế rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và bất động sản.
Ý kiến của bạn