Nhịp cầu doanh nghiệp

Tín dụng vào lĩnh vực đang “sốt” sẽ bị kiểm soát chặt

Đến hết quý 1/2021, dư nợ tín dụng vào bất động sản khoảng 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 3%, cao hơn mức tăng tín dụng bình quân các ngành kinh tế...

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN đưa ra định hướng tăng trưởng tín dụng chung cho năm 2021 là 12%, mức tăng trưởng hợp lý với nâng cao chất lượng tín dụng gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
 
Thông tin trên được Thống đốc nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành về công tác tín dụng và triển khai thông tư 03/2021/TT-NHNN tổ chức ngày 14/4.
 
Với định hướng nói nói trên, yêu cầu các ngân hàng thương mại điều hành tín dụng mở rộng đi đôi với bảo đảm chất lượng tín dụng theo đúng chủ trương của Chính phủ, NHNN, phù hợp với cơ cấu phòng ngừa rủi ro đảm bảo trong hoạt động và luôn đáp ứng việc chi trả cho người dân trong bất kỳ thời điểm nào.
 
Trong hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải và du lịch… do ảnh hưởng dịch Covid-19, tính đến cuối tháng 3/2021, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 263.000 khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19 với dư nợ hơn 353.000 tỷ đồng.
 
Có hơn 660.000 khách hàng với dư nợ trên 1,27 triệu tỷ đồng được miễn, giảm, hạ lãi suất. Đặc biệt, các tổ chức tín dụng đã cho vay mới trên 452.000 khách hàng với lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt trên 3 triệu tỷ đồng.
 
Về phương hướng trong thời gian tới, Thống đốc đề nghị các đơn vị bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2021, góp phần đạt được mức tăng trưởng GDP năm 2021 là 6% theo mục tiêu Quốc hội giao và mức Chính phủ phấn đấu là 6,5%.
 
Các đơn vị tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về tín dụng ngành, lĩnh vực, hoạt động mua bán nợ của TCTD, hoạt động bảo lãnh,... phù hợp với thực tế; tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, cho người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh để phục hồi sản xuất kinh doanh.
 
Các TCTD tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần hạn chế tín dụng đen, thực hiện các chương trình tín dụng giảm nghèo bền vững…
TRẦN THUÝ
Cuộc sống an toàn

Bài liên quan

Ý kiến của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ không hiển thị.
Thông tin bắt buộc được đánh dấu *

Cùng chuyên mục